Hồng bì
Hồng bì, còn gọi là hoàng bì hay quất bì, quất hồng bì, danh pháp khoa học là Clausena lansium, thuộc họ Cam ( Rutaceae ), là loài cây mộc cho trái, thường dùng làm vị thuốc.
Đặc điểm cây Hồng bì ( Hoàng bì ) :
Bản địa hoàng bì là vùng Đông Nam Á và Hoa Nam. Cây hoàng bì mọc cao 3–8 m, lá nhẵn xanh thẫm, dài 30–35 cm. Hoa sắc trắng với 4-5 cánh mọc thành chùm ở ngọn cành, nở vào tháng 3.
Quả hồng bì
Quả hồng bì sắc vàng lấm tấm xanh, vỏ mỏng có lông tơ. Quả ăn được, dài khoảng 2–3 cm, thịt ít, vị chua nhưng thơm, bên trong có 3-5 hột. Trái chín có thể đem nấu với đường làm mứt hay cất rượu.
Ngoài việc thu hoạch trái y học cổ truyền còn lấy rễ hoàng bì dùng trị ho và viêm cuống phổi. Lá hoàng bì đem nấu nước dùng gội đầu để trị gầu.
Hồng bì trong y học :
Tính vị, tác dụng : Lá có vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm. Rễ và hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm; có tác giảm đau, lợi tiêu hoá, tiêu phù. Quả có vị ngọt và chua, tính hơi ấm; có tác dụng làm long đờm kích thích tiêu hoá và ngừng nôn mửa.
Công dụng, chỉ định và phối hợp :
- Lá dùng trị: 1. Cảm mạo, nhiễm lạnh và sốt; 2. Viêm não màng não truyền nhiễm; 3. Sốt rét.
- Rễ và hạt dùng trị: 1. Đau dạ dày, đau thượng vị, đau thoát vị, đau bụng kinh; 2. Thấp khớp đau nhức xương.
- Quả dùng trị: 1. Tiêu hoá kém; 2. Ho nhiều. Nhân dân còn dùng lá nấu nước gội đầu cho sạch gầu, trơn tóc và nấu nước xông chữa thấp khớp.
Đơn thuốc :
1. Chữa cảm mạo, sốt ho và sốt rét: Dùng lá Hồng bì 15-30g sắc uống.
2. Chữa đau dạ dày, đau bụng co thắt: Dùng hạt Hồng bì phơi khô tán nhỏ uống mỗi lần 6-10g (có thể 12-290g), ngày uống 2-3 lần.
3. Chữa đau tức dưới tim và giun đũa chòi lên: Dùng quả Hồng bì nhai cả vỏ, nuốt ăn.
4. Chữa ho cảm: Dùng quả Hồng bì bổ đôi hấp với đường hoặc dùng 40g rễ sắc nước uống.
5. Phòng ngừa cảm cúm: (1) Dùng lá hồng bì khô 6-10g (hoặc 20-30g tươi), sắc uống, liên tục 3-6 ngày. Hoặc dùng “Hoàng bì long nhãn diệp thang”: Lá hồng bì, lá nhãn, mỗi thứ 30g, dã cúc hoa 15g, sắc nước uống, mỗi tuần 3 lần.
6. Chữa ho do ngoại cảm (ho gió): Dùng vài quả hồng bì (khoảng 20-30g), bổ đôi, hấp với đường, chia ra ăn trong ngày.
7. Chữa ho gà: Dùng quả hồng bì, vỏ rễ dâu, cam thảo, mỗi thứ 10-12g, sắc nước uống trong ngày.
8. Chữa đau thắt dưới tim hoặc giun đũa chòi lên: Dùng quả hồng bì tươi, nhai và nuốt cả vỏ. Hoặc dùng 20g quả khô (hay 50g quả tươi) sắc nước uống vào lúc đói.
9. Chữa đau dạ dày, đau bụng co thắt: Dùng hạt hồng bì, phơi hay sấy khô ( sao thơm ), tán mịn ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-10g; chiêu bằng nước hoặc rượu nhạt.
10. Chữa sán khí (sa đì): Dùng vỏ rễ hồng bì 60g, tiểu hồi hương 15g, sắc lấy nước, thêm chút rượu trắng vào uống ấm, ngày 1-2 lần.
11. Bí tiểu tiện: Dùng lá hồng bì 4-5 lá, rượu 30-40ml, thêm nước sắc uống.
12. Chữa rắn cắn: Dùng hạt hồng bì nhai nát, nuốt nước, bã đắp lên nơi rắn cắn.
Bản địa hoàng bì là vùng Đông Nam Á và Hoa Nam. Cây hoàng bì mọc cao 3–8 m, lá nhẵn xanh thẫm, dài 30–35 cm. Hoa sắc trắng với 4-5 cánh mọc thành chùm ở ngọn cành, nở vào tháng 3.
Quả hồng bì
Quả hồng bì sắc vàng lấm tấm xanh, vỏ mỏng có lông tơ. Quả ăn được, dài khoảng 2–3 cm, thịt ít, vị chua nhưng thơm, bên trong có 3-5 hột. Trái chín có thể đem nấu với đường làm mứt hay cất rượu.
Ngoài việc thu hoạch trái y học cổ truyền còn lấy rễ hoàng bì dùng trị ho và viêm cuống phổi. Lá hoàng bì đem nấu nước dùng gội đầu để trị gầu.
Hồng bì trong y học :
Tính vị, tác dụng : Lá có vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm. Rễ và hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm; có tác giảm đau, lợi tiêu hoá, tiêu phù. Quả có vị ngọt và chua, tính hơi ấm; có tác dụng làm long đờm kích thích tiêu hoá và ngừng nôn mửa.
Công dụng, chỉ định và phối hợp :
- Lá dùng trị: 1. Cảm mạo, nhiễm lạnh và sốt; 2. Viêm não màng não truyền nhiễm; 3. Sốt rét.
- Rễ và hạt dùng trị: 1. Đau dạ dày, đau thượng vị, đau thoát vị, đau bụng kinh; 2. Thấp khớp đau nhức xương.
- Quả dùng trị: 1. Tiêu hoá kém; 2. Ho nhiều. Nhân dân còn dùng lá nấu nước gội đầu cho sạch gầu, trơn tóc và nấu nước xông chữa thấp khớp.
Đơn thuốc :
1. Chữa cảm mạo, sốt ho và sốt rét: Dùng lá Hồng bì 15-30g sắc uống.
2. Chữa đau dạ dày, đau bụng co thắt: Dùng hạt Hồng bì phơi khô tán nhỏ uống mỗi lần 6-10g (có thể 12-290g), ngày uống 2-3 lần.
3. Chữa đau tức dưới tim và giun đũa chòi lên: Dùng quả Hồng bì nhai cả vỏ, nuốt ăn.
4. Chữa ho cảm: Dùng quả Hồng bì bổ đôi hấp với đường hoặc dùng 40g rễ sắc nước uống.
5. Phòng ngừa cảm cúm: (1) Dùng lá hồng bì khô 6-10g (hoặc 20-30g tươi), sắc uống, liên tục 3-6 ngày. Hoặc dùng “Hoàng bì long nhãn diệp thang”: Lá hồng bì, lá nhãn, mỗi thứ 30g, dã cúc hoa 15g, sắc nước uống, mỗi tuần 3 lần.
6. Chữa ho do ngoại cảm (ho gió): Dùng vài quả hồng bì (khoảng 20-30g), bổ đôi, hấp với đường, chia ra ăn trong ngày.
7. Chữa ho gà: Dùng quả hồng bì, vỏ rễ dâu, cam thảo, mỗi thứ 10-12g, sắc nước uống trong ngày.
8. Chữa đau thắt dưới tim hoặc giun đũa chòi lên: Dùng quả hồng bì tươi, nhai và nuốt cả vỏ. Hoặc dùng 20g quả khô (hay 50g quả tươi) sắc nước uống vào lúc đói.
9. Chữa đau dạ dày, đau bụng co thắt: Dùng hạt hồng bì, phơi hay sấy khô ( sao thơm ), tán mịn ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-10g; chiêu bằng nước hoặc rượu nhạt.
10. Chữa sán khí (sa đì): Dùng vỏ rễ hồng bì 60g, tiểu hồi hương 15g, sắc lấy nước, thêm chút rượu trắng vào uống ấm, ngày 1-2 lần.
11. Bí tiểu tiện: Dùng lá hồng bì 4-5 lá, rượu 30-40ml, thêm nước sắc uống.
12. Chữa rắn cắn: Dùng hạt hồng bì nhai nát, nuốt nước, bã đắp lên nơi rắn cắn.
Xem thêm
Bình luận trên facebook