Việt quất đen (ỏng ảnh)
Việt quất quả đen hay ỏng ảnh, là tên chỉ một số loài thực vật thuộc chi Việt quất, họ Thạch nam, có dạng cây bụi và có khả năng cho quả mọng tròn nhỏ ăn được, có màu sậm gần như đen. Loài được mọi người biết đến nhiều nhất trong nhóm này là Vaccinium myrtillus. Trong tiếng Anh loại cây này mang tên là Common Bilberry hay đôi khi được gọi tắt là Bilberry dù cái tên gọi tắt này cũng dùng để ám chỉ một số loại Việt quất khác. Đây vừa là một cây ăn quả vừa là một cây thuốc.
Việt quất đen là cây bụi thấp, có quả màu xanh đen, hình dạng gần giống như quả nho, vị ngọt. Dạng hoang dại của cây phổ biến ở châu Âu và Anh Quốc; dạng cây trồng phổ biến ở Bắc Mỹ và nhiều nơi khác.
Cây mọc nhiều ở vùng miền trung Thụy Điển. Đây là loại quả phổ biến và chiếm khoảng 17% diện tích của đất nước này.
Công dụng
Quả
Quả của cây Việt quất quả đen đã được dùng ở châu Âu từ 1000 năm trước đây như một vị thuốc chữa các bệnh tuần hoàn, tiêu chảy, tăng cường thị lực và nhiều công dụng khác.
Quả có chứa chất chống oxy hóa.
Việt quất cũng là một cây ăn quả, với quả được dùng làm bánh kẹo, cất rượu.
Lá
Lá của cây được dùng để chữa nhiều bệnh, trong đó có cả đái tháo đường.
Một số loài nằm trong nhóm Việt quất đen
Vaccinium myrtillus L. (Việt quất đen)
Vaccinium uliginosum L. (Việt quất đen/xanh đầm lầy/phương Bắc)
Vaccinium caespitosum Michx. (Việt quất đen/xanh lùn)
Vaccinium deliciosum Piper (Việt quất đen/xanh thác nước)
Vaccinium membranaceum (Việt quất đen núi, Việt quất cành vuông, Việt quất lá đôi)
Vaccinium ovalifolium (Việt quất đen/xanh lá hình bầu dục).
Trồng và khai thác việt quất
Việt quất đen thường mọc ở những vùng đất chua, đất bạc màu tại những nơi có khí hậu ôn đới hay khí hậu cận cực. Chúng có họ hàng gần gũi với blueberries ở Bắc Mỹ và các loại huckleberries trong chi Việt quất. Điểm khác của Việt quất đen với hai loại kia là quả kết thành từng đôi hoặc kết đơn lẻ chứ không kết thành chùm.
Quả việt quất đen có kích thước nhỏ hơn blueberry nhưng vị ngon hơn. Quả có màu đậm hơn, gần như đen với một chút ánh tía. Trong khi thịt quả blueberry có màu lục nhạt, thịt quả Việt quất đen có màu đỏ hay tím; tay người ăn quả sẽ bị lấm lem màu do dính phải các màu này. Màu đỏ của nước quả Việt quất đen thường được các nha sĩ châu Âu dùng để minh họa cho các trẻ em thấy về cách thức đánh răng đúng - vì những vùng nào đánh không kỹ sẽ còn dính lại vết màu.
Việt quất đen là một loại cây khó trồng, vì vậy cũng ít nhà vườn nào trồng chúng. Quả Việt quất đen chủ yếu được thu hoạch từ các cây mọc hoang ở các mảnh đất công cộng, nhất là ở các quốc gia như Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Băng Đảo, Tô Cách Lan, Xứ Galles, Ái Nhĩ Lan, một phần Anh, khu vực dãy Anpơ, dãy Karpat ở Ukraina, Belarus, Rumani, Bulgarie, Ba Lan, bắc Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Ngoài ra, ở Áo, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, người dân có quyền tự do hái quả việt quất đen ở bất cứ đâu, ngay cả trên đất tư hữu (trừ trường hợp đó là những cây việt quất đen được gia chủ trồng trong vườn nhà). Việt quất đen có thể được hái bằng dụng cụ hái các quả mọng tròn nhỏ giống như việc hái quả cây ỏng ảnh; có điều việc hái quả phải làm cẩn thận hơn để tránh hỏng quả. Quả Việt quất đen mềm hơn và chứa nhiều nước hơn blueberries, vì vậy việc vận chuyển chúng phải cẩn trọng hơn nhiều. Chính vì sự khó khăn trong vận chuyển mà việt quất đen thường chỉ được bán trong các cửa hàng dành cho người sành ăn với giá lên tới 25 Euro/pound. Tuy nhiên món việt quất đen đông lạnh thì luôn sẵn có trong mọi thời điểm trên toàn khắp châu Âu.
Ở Phần Lan, việt quất đen thường được khai thác từ các cây mọc hoang trong rừng. Chúng có thể được ăn tươi hoặc dùng làm mứt hay chế biến một số món ăn, bánh kẹo, ví dụ như món bánh hấp việt quất đen ustikkapiirakka nổi tiếng. Người Ái Nhĩ Lan gọi việt quất đen là fraughan, từ này bắt nguồn từ chữ fraochán trong ngôn ngữ Gaelia kiểu Ái Nhĩ Lan. Việt quất đen được người Ái Nhĩ Lan khai thác vào ngày Chủ nhật cuối cùng trong tháng Bảy, ngày ấy được gọi là Ngày chủ nhật Việt quất đen. Việt quất đen cũng được khai thác trong ngày lễ Lughnassadh vào tháng Tám; đây là ngày lễ hội thu hoạch nông sản đầu tiên trong năm của người Gaelia. Theo quan niệm của người dân, sản lượng việt quất đen thu hoạch được trong ngày này sẽ biểu thị cho việc được mùa hay là không của các nông sản khác.
Việt quất đen có thể được ăn tươi hay dùng để làm mứt, làm món hoa quả nghiền với đường và kem, nước quả ép hay bánh hấp. Trong các món ăn Pháp và Ý, chúng được dùng làm rượu mùi hay làm nước trái cây, kem trái cây và dùng trong các món tráng miệng khác. Ở vùng Bretagne, chúng thường được dùng để tạo nên hương vị cho món bánh kếp; và trong vùng Vosges và Trung Massif thì món bánh tạc việt quất đen (tarte aux myrtilles) là một món tráng miệng truyền thống.
Việt quất đen là mục tiêu của nhiều loài sâu bướm gây hại, xem thêm Danh sách các loài sâu bướm gây hại trên cây thuộc Chi Việt quất đen.
Trong y học
Việt quất đen thường được cho là có tác dụng giúp tăng cường thị lực vào ban đêm, vì vậy người ta thường kể một câu chuyện là các phi công của Không lực Hoàng gia Anh trong thế chiến thứ hai thường ăn nhiều mứt Việt quất đen nhằm giúp tăng cường thị lực cho những chiến dịch không kích ban đêm. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Hải quân Hoa Kỳ thì cho thấy Việt quất đen không có tác dụng nào như vậy và họ cũng không tìm được thông tin nào cho nguồn gốc của những câu chuyện về các phi công Anh.
Mặc dù tác dụng của Việt quất đen đối với khả năng nhìn đêm chưa được khẳng định, nhưng các nghiên cứu đã tìm ra một số bằng chứng sơ khai về việc Việt quất đen có thể ngăn chặn và đảo ngược quá trình diễn biến của các bệnh rối loạn về mắt ví dụ như thoái hóa điểm vàng. Một cuộc thừ nghiệm dùng phương pháp mù kép trên 50 bệnh nhân bị đục nhân mắt do tuổi già cho thấy rằng việc dùng chiết xuất Việt quất đen kết hợp với Vitamin E trong vòng 4 tháng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng đục thủy tinh thế ở 97 phần trăm số trường hợp.
Việt quất đen chứa một hàm lượng rất lớn sắc tố anthocyanin - tác nhân chủ yếu tạo nên màu tím đậm của quả. Qua thực nghiệm cho thấy hàm lượng anthocyanin cao của Việt quất đen có liên quan tới việc ngăn ngừa một số chứng bệnh ví dụ như các bệnh về tim mạch, về mắt, tiểu đường và ung thư.
Việt quất đen (Vaccinium myrtillus)
Trong y học dân gian, lá Việt quất đen được dùng để chữa các bệnh về đường ruột và dạ dày. Có thể dùng ở phạm vi cục bộ hoặc pha chế trong các bài thuốc. Việt quất đen cũng được dùng để chống nhiễm trùng và ngừa một số bệnh ngoài da.
Cây mọc nhiều ở vùng miền trung Thụy Điển. Đây là loại quả phổ biến và chiếm khoảng 17% diện tích của đất nước này.
Công dụng
Quả
Quả của cây Việt quất quả đen đã được dùng ở châu Âu từ 1000 năm trước đây như một vị thuốc chữa các bệnh tuần hoàn, tiêu chảy, tăng cường thị lực và nhiều công dụng khác.
Quả có chứa chất chống oxy hóa.
Việt quất cũng là một cây ăn quả, với quả được dùng làm bánh kẹo, cất rượu.
Lá
Lá của cây được dùng để chữa nhiều bệnh, trong đó có cả đái tháo đường.
Một số loài nằm trong nhóm Việt quất đen
Vaccinium myrtillus L. (Việt quất đen)
Vaccinium uliginosum L. (Việt quất đen/xanh đầm lầy/phương Bắc)
Vaccinium caespitosum Michx. (Việt quất đen/xanh lùn)
Vaccinium deliciosum Piper (Việt quất đen/xanh thác nước)
Vaccinium membranaceum (Việt quất đen núi, Việt quất cành vuông, Việt quất lá đôi)
Vaccinium ovalifolium (Việt quất đen/xanh lá hình bầu dục).
Trồng và khai thác việt quất
Việt quất đen thường mọc ở những vùng đất chua, đất bạc màu tại những nơi có khí hậu ôn đới hay khí hậu cận cực. Chúng có họ hàng gần gũi với blueberries ở Bắc Mỹ và các loại huckleberries trong chi Việt quất. Điểm khác của Việt quất đen với hai loại kia là quả kết thành từng đôi hoặc kết đơn lẻ chứ không kết thành chùm.
Quả việt quất đen có kích thước nhỏ hơn blueberry nhưng vị ngon hơn. Quả có màu đậm hơn, gần như đen với một chút ánh tía. Trong khi thịt quả blueberry có màu lục nhạt, thịt quả Việt quất đen có màu đỏ hay tím; tay người ăn quả sẽ bị lấm lem màu do dính phải các màu này. Màu đỏ của nước quả Việt quất đen thường được các nha sĩ châu Âu dùng để minh họa cho các trẻ em thấy về cách thức đánh răng đúng - vì những vùng nào đánh không kỹ sẽ còn dính lại vết màu.
Việt quất đen là một loại cây khó trồng, vì vậy cũng ít nhà vườn nào trồng chúng. Quả Việt quất đen chủ yếu được thu hoạch từ các cây mọc hoang ở các mảnh đất công cộng, nhất là ở các quốc gia như Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Băng Đảo, Tô Cách Lan, Xứ Galles, Ái Nhĩ Lan, một phần Anh, khu vực dãy Anpơ, dãy Karpat ở Ukraina, Belarus, Rumani, Bulgarie, Ba Lan, bắc Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Ngoài ra, ở Áo, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, người dân có quyền tự do hái quả việt quất đen ở bất cứ đâu, ngay cả trên đất tư hữu (trừ trường hợp đó là những cây việt quất đen được gia chủ trồng trong vườn nhà). Việt quất đen có thể được hái bằng dụng cụ hái các quả mọng tròn nhỏ giống như việc hái quả cây ỏng ảnh; có điều việc hái quả phải làm cẩn thận hơn để tránh hỏng quả. Quả Việt quất đen mềm hơn và chứa nhiều nước hơn blueberries, vì vậy việc vận chuyển chúng phải cẩn trọng hơn nhiều. Chính vì sự khó khăn trong vận chuyển mà việt quất đen thường chỉ được bán trong các cửa hàng dành cho người sành ăn với giá lên tới 25 Euro/pound. Tuy nhiên món việt quất đen đông lạnh thì luôn sẵn có trong mọi thời điểm trên toàn khắp châu Âu.
Ở Phần Lan, việt quất đen thường được khai thác từ các cây mọc hoang trong rừng. Chúng có thể được ăn tươi hoặc dùng làm mứt hay chế biến một số món ăn, bánh kẹo, ví dụ như món bánh hấp việt quất đen ustikkapiirakka nổi tiếng. Người Ái Nhĩ Lan gọi việt quất đen là fraughan, từ này bắt nguồn từ chữ fraochán trong ngôn ngữ Gaelia kiểu Ái Nhĩ Lan. Việt quất đen được người Ái Nhĩ Lan khai thác vào ngày Chủ nhật cuối cùng trong tháng Bảy, ngày ấy được gọi là Ngày chủ nhật Việt quất đen. Việt quất đen cũng được khai thác trong ngày lễ Lughnassadh vào tháng Tám; đây là ngày lễ hội thu hoạch nông sản đầu tiên trong năm của người Gaelia. Theo quan niệm của người dân, sản lượng việt quất đen thu hoạch được trong ngày này sẽ biểu thị cho việc được mùa hay là không của các nông sản khác.
Việt quất đen có thể được ăn tươi hay dùng để làm mứt, làm món hoa quả nghiền với đường và kem, nước quả ép hay bánh hấp. Trong các món ăn Pháp và Ý, chúng được dùng làm rượu mùi hay làm nước trái cây, kem trái cây và dùng trong các món tráng miệng khác. Ở vùng Bretagne, chúng thường được dùng để tạo nên hương vị cho món bánh kếp; và trong vùng Vosges và Trung Massif thì món bánh tạc việt quất đen (tarte aux myrtilles) là một món tráng miệng truyền thống.
Việt quất đen là mục tiêu của nhiều loài sâu bướm gây hại, xem thêm Danh sách các loài sâu bướm gây hại trên cây thuộc Chi Việt quất đen.
Trong y học
Việt quất đen thường được cho là có tác dụng giúp tăng cường thị lực vào ban đêm, vì vậy người ta thường kể một câu chuyện là các phi công của Không lực Hoàng gia Anh trong thế chiến thứ hai thường ăn nhiều mứt Việt quất đen nhằm giúp tăng cường thị lực cho những chiến dịch không kích ban đêm. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Hải quân Hoa Kỳ thì cho thấy Việt quất đen không có tác dụng nào như vậy và họ cũng không tìm được thông tin nào cho nguồn gốc của những câu chuyện về các phi công Anh.
Mặc dù tác dụng của Việt quất đen đối với khả năng nhìn đêm chưa được khẳng định, nhưng các nghiên cứu đã tìm ra một số bằng chứng sơ khai về việc Việt quất đen có thể ngăn chặn và đảo ngược quá trình diễn biến của các bệnh rối loạn về mắt ví dụ như thoái hóa điểm vàng. Một cuộc thừ nghiệm dùng phương pháp mù kép trên 50 bệnh nhân bị đục nhân mắt do tuổi già cho thấy rằng việc dùng chiết xuất Việt quất đen kết hợp với Vitamin E trong vòng 4 tháng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng đục thủy tinh thế ở 97 phần trăm số trường hợp.
Việt quất đen chứa một hàm lượng rất lớn sắc tố anthocyanin - tác nhân chủ yếu tạo nên màu tím đậm của quả. Qua thực nghiệm cho thấy hàm lượng anthocyanin cao của Việt quất đen có liên quan tới việc ngăn ngừa một số chứng bệnh ví dụ như các bệnh về tim mạch, về mắt, tiểu đường và ung thư.
Việt quất đen (Vaccinium myrtillus)
Trong y học dân gian, lá Việt quất đen được dùng để chữa các bệnh về đường ruột và dạ dày. Có thể dùng ở phạm vi cục bộ hoặc pha chế trong các bài thuốc. Việt quất đen cũng được dùng để chống nhiễm trùng và ngừa một số bệnh ngoài da.
Xem thêm
Bình luận trên facebook