Cây bạc hà
Nhóm cây : | Cây thuốc |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Cây Bạc hà hay Bạc hà nam, tô bạc hà, dạ tiên hoa tên khoa học: Mentha arvenis L , thuộc họ Hoa môi Lamiaceae, nguồn gốc Châu Âu, Châu Á ôn đới.
Cây bạc hà có mùi thơm; thân thảo, cao khoảng 20 – 40cm, nhiều nhánh ngắn, màu nâu. Thân cây bạc hà ngọn có lông, gốc nhẵn. Lá bạc hà là lá đơn, mọc hình chữ thập, không nhẵn, có vị the mát. Cây bạc hà lá hình mác hoặc bầu dục, có răng cưa, mặt trên sẫm hơn mặt dưới.
Hoa cây bạc hà nhỏ, mọc thành cụm ở nách lá gần ngọn, các cụm hoa mọc đứt đoạn. Cây bạc hà có hoa màu trắng, hồng hoặc tím nhạt. Cây bạc hà ra hoa vào khoảng tháng 6-9.
Cây bạc hà được dùng để sát trùng, trị bệnh cảm cúm, nhức đầu, đau bụng… hoặc dùng chế biến thức ăn.
Cây bạc hà dễ sống, dễ trồng, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Cây bạc hà có thể trồng trong chậu hoặc sân vườn để tạo không gian xanh, lấy thuốc trị bệnh.
Cách trồng : trồng bằng hạt hoặc thân ngầm, trồng vào mùa xuân cho năng suất cao nhất.
Bộ phận dùng. chế biến: dùng toàn cây bỏ rễ, chặt ngắn 3cm hoặc dùng lá. Thu hái lúc cây sắp ra hoa dùng tươi hoặc khô, phơi trong râm mát.
Công dụng chủ trị : bạc hà có vị cay, mát, không độc, chữa cảm mạo phong nhiệt, có sốt, nhức đầu, ngạt mũi, không ra mồ hôi. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, ăn uống khó tiêu.
Liều dùng : mỗi lần dùng 10-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc uống nước là cốt tươi.
Kiêng kỵ : người ra nhiều mồ hôi, trẻ sơ sinh không dùng. Thang thuốc giải cảm không sốc lâu quá 15 phút.
Chú ý: cây dễ nhầm lẫn với cây rau húng (không có lông ở chân). Còn có các loại bạc hà lai ghép đó là Bạc Hà trắng, đỏ, tím và Bạc hà Trung Quốc (Lục Bạc hà) có tỷ lệ tinh dầu và menthol cao hơn. Trên thị trường hiện có nhiều dạng thuốc chế từ Bạc hà như dầu Cù là, kẹo Bạc hà kem đánh răng, kẹo ca su Bạc hà.
Tác dụng thảo dược của bạc hà :
Bạc hà được xem là thảo dược xưa nhất thế giới, với những bằng chứng khảo cổ cho thấy nó đã được sử dụng làm thuốc khoảng 10.000 năm về trước.
Bạc hà kích thích giúp tiêu hóa làm cho ăn dễ tiêu, chữa đau bụng đi ngoài, sát trùng mạnh, chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi.
- Trà cảm mạo: Lá Bạc hà 10 g. Kinh giới 10 g, hành hoa 10 g, bạch chỉ 5 g, phòng phong 5 g, hãm nước sôi 15 phút, uống nóng làm nhiều lần trong ngày.
- Rượu Bạc hà hoặc tinh dầu: 50 g pha đủ 1 lít rượu 45-50 độ, uống 15-20 giọt mỗi lần, chữa rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu.
- Chữa cảm sốt: dùng lá hay cả cây tươi (10-20g) cho vào 100ml nước sôi, đậy kín, hãm 10 phút, lấy hơi để xông, lấy nước uống nóng, sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi rồi lau sạch.
- Chữa chảy máu cam: 10g bạc hà tươi giã nhỏ, vắt lấy nước thấm bông gòn rồi cho vào hai lỗ mũi.
- Chữa tưa lưỡi trẻ em: rửa sạch lá bạc hà, cuộn vào đầu ngón tay, rà lên lưỡi vài lần trước khi cho bú.
- Chữa ong, kiến đốt: 10g bạc hà tươi, giã dập với vài hạt muối ăn, đắp lên chỗ bị đốt.
- Chữa đầy bụng, đau bụng: lá bạc hà khô (50g), tinh dầu bạc hà (50g), rượu nặng 90 độ (1000ml). Mỗi ngày uống nhiều lần, mỗi lẫn 5-10 giọt cho vào nước nóng để uống.
Hoa cây bạc hà nhỏ, mọc thành cụm ở nách lá gần ngọn, các cụm hoa mọc đứt đoạn. Cây bạc hà có hoa màu trắng, hồng hoặc tím nhạt. Cây bạc hà ra hoa vào khoảng tháng 6-9.
Cây bạc hà được dùng để sát trùng, trị bệnh cảm cúm, nhức đầu, đau bụng… hoặc dùng chế biến thức ăn.
Cây bạc hà dễ sống, dễ trồng, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Cây bạc hà có thể trồng trong chậu hoặc sân vườn để tạo không gian xanh, lấy thuốc trị bệnh.
Cách trồng : trồng bằng hạt hoặc thân ngầm, trồng vào mùa xuân cho năng suất cao nhất.
Bộ phận dùng. chế biến: dùng toàn cây bỏ rễ, chặt ngắn 3cm hoặc dùng lá. Thu hái lúc cây sắp ra hoa dùng tươi hoặc khô, phơi trong râm mát.
Công dụng chủ trị : bạc hà có vị cay, mát, không độc, chữa cảm mạo phong nhiệt, có sốt, nhức đầu, ngạt mũi, không ra mồ hôi. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, ăn uống khó tiêu.
Liều dùng : mỗi lần dùng 10-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc uống nước là cốt tươi.
Kiêng kỵ : người ra nhiều mồ hôi, trẻ sơ sinh không dùng. Thang thuốc giải cảm không sốc lâu quá 15 phút.
Chú ý: cây dễ nhầm lẫn với cây rau húng (không có lông ở chân). Còn có các loại bạc hà lai ghép đó là Bạc Hà trắng, đỏ, tím và Bạc hà Trung Quốc (Lục Bạc hà) có tỷ lệ tinh dầu và menthol cao hơn. Trên thị trường hiện có nhiều dạng thuốc chế từ Bạc hà như dầu Cù là, kẹo Bạc hà kem đánh răng, kẹo ca su Bạc hà.
Tác dụng thảo dược của bạc hà :
Bạc hà được xem là thảo dược xưa nhất thế giới, với những bằng chứng khảo cổ cho thấy nó đã được sử dụng làm thuốc khoảng 10.000 năm về trước.
Bạc hà kích thích giúp tiêu hóa làm cho ăn dễ tiêu, chữa đau bụng đi ngoài, sát trùng mạnh, chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi.
- Trà cảm mạo: Lá Bạc hà 10 g. Kinh giới 10 g, hành hoa 10 g, bạch chỉ 5 g, phòng phong 5 g, hãm nước sôi 15 phút, uống nóng làm nhiều lần trong ngày.
- Rượu Bạc hà hoặc tinh dầu: 50 g pha đủ 1 lít rượu 45-50 độ, uống 15-20 giọt mỗi lần, chữa rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu.
- Chữa cảm sốt: dùng lá hay cả cây tươi (10-20g) cho vào 100ml nước sôi, đậy kín, hãm 10 phút, lấy hơi để xông, lấy nước uống nóng, sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi rồi lau sạch.
- Chữa chảy máu cam: 10g bạc hà tươi giã nhỏ, vắt lấy nước thấm bông gòn rồi cho vào hai lỗ mũi.
- Chữa tưa lưỡi trẻ em: rửa sạch lá bạc hà, cuộn vào đầu ngón tay, rà lên lưỡi vài lần trước khi cho bú.
- Chữa ong, kiến đốt: 10g bạc hà tươi, giã dập với vài hạt muối ăn, đắp lên chỗ bị đốt.
- Chữa đầy bụng, đau bụng: lá bạc hà khô (50g), tinh dầu bạc hà (50g), rượu nặng 90 độ (1000ml). Mỗi ngày uống nhiều lần, mỗi lẫn 5-10 giọt cho vào nước nóng để uống.
Xem thêm
Bình luận trên facebook